Bát Xát thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng khám phá, trải nghiệm
Lễ hội
ẩm thực Bát Xát được tổ chức vào đầu xuân
Bát Xát
là huyện vùng cao, biên giới, có nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng chung sống.
Theo kết quả tổng điều tra, năm 2019 toàn huyện có 18.854 hộ dân cư; 82.733
nhân khẩu, trong đó 5.607 người cư trú ở khu vực thành thị; 77.126 nhân khẩu
nông thôn, toàn huyện có 25 dân tộc. Do đó, nói về con Người, đất đai, khí
hậu...thì Bát Xát được ví như một Lào Cai thu nhỏ. Với những nét văn hóa đặc
trưng đậm đà bản sắc dân tộc, đây chính là lợi thế, tiềm năng để Bát Xát khai
thác, phát huy các giá trị văn hóa bản địa nhằm phát triển du lịch theo hướng bền
vững, đồng thời góp phần bảo tồn nền văn hóa bản địa và mang lại lợi ích thiết
thực về kinh tế cho người dân địa phương.
Nằm về
phía Tây Bắc của Lào Cai, Bát Xát là huyện vùng cao, địa hình chia cắt mạnh,
núi cao, thung lũng sâu, nhiều khe suối, rừng nguyên sinh, cùng với bản, làng nằm
bên sườn núi, dưới thung sâu tạo sự bí ẩn, hoang sơ nơi miền sơn cước rất thích
hợp với những người ưa khám phá du lịch khi đi qua những địa danh nổi tiếng như
Mường Hum, Ý Tý, Trịnh Tường, cột cờ Lũng Pô... Bên cạnh những nét độc đáo về
thiên nhiên, cảnh sắc, Bát Xát còn ẩn chứa kho tàng văn hoá đặc sắc của các dân
tộc thiểu số như: Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì... Mỗi dân tộc có tập tục sinh hoạt,
lễ hội riêng được tổ chức vào các mùa trong năm.
Hành
trình khám phá núi Lảo Thẩn
Từ nhiều
năm nay, du khách trong nước và nước ngoài đã biết đến Bát Xát qua con đường du
lịch khám phá. Nhiều đoàn khách đã dành thời gian tham gia các sinh hoạt văn
hoá cộng đồng tại các làng, bản ở Bát Xát. Trong đó, chinh phục núi Lảo Thẩn là
một trải nghiệm mà nhiều người lựa chọn khi đến với Bát Xát; Ngọn núi Lảo Thẩn
cao 2.860m so với mực nước biển, được thiên nhiên ban tặng cho cảnh quan hoang
sơ hùng vĩ cùng khí hậu mát mẻ quanh năm. Cung đường chinh phục núi Lảo Thẩn sẽ
giúp bạn khám phá được những nét đẹp đa dạng của núi rừng Lào Cai, thử thách ý
chí và sức bền của bản thân. Sau tất cả, thiên đường mây trên đỉnh núi sẽ là một
món quà vô cùng xứng đáng. Hơn nữa, so với các cung đường trekking khác thì con
đường chinh phục núi Lảo Thẩn lại có phần dễ dàng hơn. Vì vậy, đây sẽ là địa điểm
thích hợp cho những bạn lần đầu trải nghiệm du lịch trekking. Ông Đặng Việt
Hùng, người chinh phục đỉnh Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát bày tỏ.
Y Tý
vào thu
Huyện Bát
Xát hiện có 49 cơ sở lưu trú du lịch, 6 điểm du lịch được công nhận, hiện địa
phương đang xây dựng các điểm du lịch, điểm di tích mới gồm: điểm du lịch đỉnh
Lảo Thẩn, điểm du lịch đỉnh Ky Quan San, điểm du lịch đỉnh Nhìu Cồ San, Đỉnh
Putaleng, điểm du lịch Thác Tiên, điểm du lịch thôn Nhìu Cồ San xã Sàng Ma Sáo,
điểm du lịch thôn Ngải Trồ xã Dền Sáng, trên địa bàn huyện giai đoạn
2022-2025.v…v...Việc gắn kết với các điểm tham quan, du lịch sinh thái, trải
nghiệm nghỉ dưỡng, tạo thành các tour khép kín cũng được chú trọng. Tuyến đường
nối giữa xã Bản Xèo và Tả Giàng Phìn (huyện Sa Pa) thuận lợi cho việc thành lập
tour du lịch Lào Cai – Bát Xát – Sa Pa. Các chợ phiên: Mường Hum, Bản Xèo, Ý
Tý, Trịnh Tường, còn giữ được bản sắc riêng của các dân tộc thiểu số. Thôn San
Lùng (Bản Xèo), làng nghề nấu rượu thóc truyền thống nổi tiếng của dân tộc Dao
đỏ. Mường Hum nổi tiếng với nghề chạm Bạc. Điểm du lịch cộng đồng thôn Choản
Thèn và các lễ hội của người Hà Nhì (Y Tý) …Tham dự vào những sinh hoạt mang
tính cộng đồng ấy, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống vùng cao Bát Xát.Các
hoạt động đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.
Hiện số lao động trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực du lịch của huyện là khoảng
600 người, chủ yếu làm việc tại các nhà nghỉ, homestay và người dân mang vác đồ
cho khách leo núi…
Trong 6
tháng đầu năm 2022, Bát Xát đã đón hơn 50.000 lượt khách đến tham quan, khám
phá. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 59 tỷ. Với mục tiêu hết năm 2022 đón
85.000 lượt khách, cùng với quảng bá, tổ chức các lễ hội theo mùa, thời gian
này địa phương tiếp tục đầu tư, thu hút và đưa vào khai thác hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông phục vụ phát triển Khu du lịch, trong đó có phát triển Y Tý trở
thành khu nghỉ dưỡng cao cấp với các sản phẩm du lịch đa dạng, bền vững và giàu
bản sắc… Đẩy mạnh công tác truyền thông,
quảng bá và xúc tiến du lịch thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi
số: duy trì kết nối thường xuyên, liên tục với các thị trường khách du lịch và
đẩy mạnh hoạt động truyền thông về Bát Xát trong chuỗi du lịch Lào Cai “Điểm đến
thiên nhiên, an toàn và khác biệt” qua nền tảng số và các phương tiện truyền
thông. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tham mưu công tác quản lý
nhà nước về du lịch; đào tạo, thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao. Tạo môi trường an toàn, thân thiện, ứng xử văn minh với khách du lịch. Được
biết, Đề án Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các
dân tộc huyện Bát Xát giai đoạn 2020-2025, đã đề ra 07 giải pháp nhằm thúc đẩy
tăng trưởng du lịch, hướng tới đón 1,2 triệu lượt khách vào năm 2025, doanh thu
du lịch đạt 1.980 tỷ đồng. Để hiện thực hóa mục tiêu này và hướng đến phát triển
du lịch hiệu quả, an toàn.
.jpg)
Cột cờ
Lũng Pô - Nơi con sông hồng chảy vào đất Việt
Thời gian
tới, Bát Xát sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giúp du khách biết
tới các điểm đến du lịch trên địa bàn. Đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ người
dân địa phương phát triển các mô hình du lịch cộng đồng gắn với gìn giữ bản sắc
văn hóa truyền thống… Đặc biệt, coi trọng bảo đảm an toàn, nhất là an toàn
phòng chống dịch trong phát triển du lịch để Bát Xát thực sự là điểm đến an
toàn, hấp dẫn đối với du khách./.